Pages

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

Sa búi trĩ và cách chữa trị tận gốc

Sa búi trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom là căn bệnh rất hay thường gặp. Tùy mức độ sa búi trĩ là nhẹ hay nặng khác nhau mà người bệnh có thể lựa chọn cách chữa trị lòi dom khác nhau như: chữa sa búi trĩ bằng cách dân gian, dùng thuốc Tây y thuốc bôi kết hợp thuốc uống hoặc lựa chọn các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ điều trị bệnh trĩ dứt điểm (trong trường hợp sa búi trĩ nặng).

1.Sa búi trĩ (bệnh lòi dom)

Búi trĩ hay còn gọi là búi dom được hình thành do các tĩnh mạch ở trực tràng hậu môn bị phình gập gây nên hiện tượng phồng lên, chúng có thể xuất hiện ở trong hoặc là ở ngoài hậu môn.

Sa búi hay còn gọi là bệnh lòi dom trĩ  là hiện tượng mà búi trĩ lòi ra ngoài, sa xuống hậu môn khi người bệnh đi đại tiện hoặc trong trường hợp người bệnh vận động mạnh. Triệu chứng sa búi trĩ có thể dễ dàng nhận thấy sau một thời gian chảy máu hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Chúng không chỉ gây khó khăn khi đi lại, ngứa ngáy hậu môn mà còn có thể gây nhiễm trùng, làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng khi không được giải quyết sớm.

2.Dấu hiệu nhận biết dấu hiệu sa búi trĩ, lòi trĩ

2.1 Đối với sa búi trĩ nội

Sa búi trĩ nội hình thành và phát triển qua 4 giai đoạn tương uqwngs với 4 cấp độ dưới đây:
  • Ở cấp độ 1: Búi trĩ chưa được hình thành rõ ràng, hoặc đã hình thành nhưng chưa sa ra ngoài. Thường lúc này chỉ có hiện tượng chảy máu hậu môn.
  • Ở cấp độ 2: Sau mỗi lần đại tiện búi trĩ bắt đầu lòi ra ngoài, nhưng sau đó chúng có thể tự thụt vào được.
  • Ở cấp độ 3: Búi trĩ lòi ra ngoài sau khi đi cầu nhưng không thể tự co lên được nữa mà cần dùng tay đẩy vào.
  • Ở cấp độ 4: Búi trĩ lòi hẳn ra ngoài một cách thường trực ngay cả khi ho, ngồi xổm hay bưng bê vật nặng mà không nhét vào được nữa.
2.2 Đối với bệnh trĩ ngoại

Búi trĩ ở đây là các búi tĩnh mạch trực tràng, hình dạng ngoằn nghèo. Có thể nhận thấy ngay khi mới mắc bệnh với sự xuất hiện các mảnh da thừa ở hậu môn.

  • Ở giai đoạn nhẹ: Búi trĩ có thể xẹp xuống và có thể dùng tay ấn vào.
  • Ở giai đoạn nặng: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài và việc tác động không có tác dụng.
3. Cách chữa trị khi bị sa búi trĩ ra ngoài

Khi búi trĩ sa ra ngoài tùy từng tình trạng cụ thể với mức độ nặng nhẹ ra sao và mắc loại trĩ nào mà có cách điều trị hiệu quả nhất.

3.1 Đối với tình trạng sa búi trĩ ở cấp độ nhẹ

Bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc đặt, thuốc bôi hoặc kháng sinh giúp trợ mạch, kháng viêm, giảm sưng đau, giảm ngứa và giúp hỗ trợ đưa bệnh trĩ thụt vào bên trong hậu môn. 

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa trị sa búi trĩ bằng phương pháp dân gian như dùng: rau diếp cá, lá trầu không, cây hoa thiên lý, cỏ mần trầu, đu đủ xanh, lá vông...

Các bạn tham khảo thêm: Cách chữa lòi dom tận gốc tại nhà

Bên cạnh việc điều trị người bệnh cũng cần biết cách tự chăm sóc bằng cách:
  • Tránh kéo dài thời gian đi vệ sinh với thói quen đọc sách báo, dùng điện thoại,…
  • Dùng khăn ẩm sạch để lau hậu môn thay vì dùng giấy vệ sinh khô.
  • Chườm đá, đắp gạc lạnh lên hậu môn mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 10 phút để giảm sưng đau.
  • Khi bị sa búi trĩ cũng cần ngâm hậu môn bằng nước ấm hàng ngày sẽ rất tốt.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước và tránh thức ăn cay nóng, các chất kích thích và tăng cường vận động,… để hạn chế triệu chứng bệnh trĩ nặng thêm.

3.2 Điều trị tình trạng sa búi trĩ ở cấp độ nặng hơn

Búi trĩ lúc này sa ra ngoài khó khắc phục bằng phương pháp nội khoa. Hơn nữa, búi trĩ lòi hẳn ra ngoài còn ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, sinh hoạt của bệnh nhân và tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng, ung thư trực tràng – hậu môn,… Do đó, sa búi trĩ lúc này cần áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ như phương pháp cắt trĩ PPH, phương pháp cắt trĩ bằng sóng cao tần HCTP, phương pháp Longo... để đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.

Xem thêm: Những hình ảnh sa búi trĩ thường gặp

Theo cotripro.vn

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Nên sinh thường hay sinh mổ? Đây là điều khiến nhiều mẹ bầu đau đầu, lo lắng khi mắc bệnh trĩ trong quá trình mang thai. Cùng Cotripro.vn đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc "bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?" nhé.



Bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai

Bệnh trĩ có thể coi là nỗi ám ảnh với mọi phụ nữ khi mang thai. Việc mang thai, ốm nghén đồng thời mắc thêm căn bệnh tế nhị nhưng không thể dùng thuốc điều trị khiến rất nhiều mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi, lo lắng.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở bà bầu là do khi mang thai, túi nước ối ngày càng phình to tỉ lệ với kích thước bào thai, khiến các vùng tĩnh mạch vùng chậu phải chịu áp lực đè nén lớn trong thời gian dài. Đồng thời, cơ thể bà bầu khi mang thai, lượng máu tuần hoàn chảy với tốc độ nhanh hơn người bình thường khiến cho cơ thể bị nóng trong. Hậu quả làm cho các đám tĩnh mạch trĩ bị giãn nở quá mức, hình thành các búi trĩ và trực tiếp gây ra bệnh trĩ.


Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Trên thực tế, bà bầu bị mắc bệnh trĩ không nhất thiết phải sinh mổ. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà các mẹ cân nhắc, lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp. Những yếu tố tác động như:

  • Dựa vào mong muốn của các mẹ bầu.
  • Sức khỏe của mẹ bầu tốt hay không tốt?
  • Mức độ bệnh trĩ hiện tại là nặng hay nhẹ?

Trường hợp 1: Bà bầu bị mắc bệnh trĩ cấp độ nhẹ (cấp độ 1, 2).

Ở trường hợp này, do mức độ bệnh trĩ còn nhẹ, nên các bà bầu có sức khỏe tốt thì có thể cân nhắc lựa chọn cách sinh thường. Tuy nhiên, đánh giá theo một góc độ nào đó, quá trình sinh thường có thể khiến bệnh trĩ phát triển nặng hơn sau sinh do người mẹ phải mất sức rặn nhiều trong quá trình sinh con; phải đối mặt với nguy cơ tổn thương, nhiễm trùng búi trĩ, các cơn đau sau sinh có thể kéo dài.

Trường hợp 2: Bà bầu mắc bệnh trĩ cấp độ nặng (cấp độ 3 và 4).

Ở bệnh trĩ độ 3 và 4, hiện tượng sa búi trĩ phát triển với mức độ nặng, các búi trĩ sa ra ngoài một cách mất kiểm soát (trường hợp trĩ độ 3) hoặc có thể mất khả năng co vào trong hậu môn (trong trường hợp bệnh trĩ độ 4). 

Vì vậy, trong trường hợp này, các bác sĩ thường đưa ra lời khuyên cho các bà bầu tham khảo cách sinh mổ nhằm tránh một số biến chứng có thể xảy ra trong quá trình "vượt cạn" như: búi trĩ sa ra ngoài nhiều, chảy máu búi trĩ gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Hiện nay, không hề có chỉ định bắt buộc sinh mổ nào đối với bà bầu mắc bệnh trĩ trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé, các mẹ bầu nên tìm hiểu kĩ thông tin, xin lời tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có lựa chọn phù hợp nhất đối với bản thân mình.

Mặc dù không thể dùng các loại thuốc ngăn chặn sự phát triển của bệnh trĩ trong quá trình mang thai, nhưng người bệnh cũng có thể áp dụng một số cách giúp hạn chế sự phát triển của bệnh trĩ như: dùng các phương pháp dân gian điều trị bệnh trĩ, thay đổi chế độ ăn uống với nhiều thành phần chất xơ, rau xanh, tập đi đại tiện hàng ngày, đi bộ, vận động nhẹ nhàng, uống nhiều nước... giúp cải thiện tình hình bệnh và tăng cường sức khỏe bản thân và bé yêu.

Xem thêm:
Theo Cotripro.vn

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Nguyên nhân và cách phòng còi xương ở trẻ

Thưa bác sĩ, xin cho tôi biết nguyên nhân nào dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ. Từ đó có thể cho tôi biết cách phòng chữa bệnh còi xương. Chân thành cảm ơn bác sĩ! (Từ Minh Hằng – Sơn La).

Bạn Minh Hằng thân mến!

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây còi xương ở trẻ:

- Thiếu ánh sáng mặt trời: Nhiều trẻ bị còi xương chỉ vì cha mẹ giữ gìn quá kỹ hoặc không có điều kiện cho tắm nắng (do yếu tố địa lý khí hậu, mùa đông, vùng núi sương mù, nhà ở chật chội, ô nhiễm môi trường…).

- Tình trạng thiếu hụt nặng vitamin D của người mẹ trong thời gian mang thai: Điều này có thể phá vỡ cân bằng canxi nội mô ở bào thai và gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương, dẫn đến còi xương từ trong bào thai. Hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ thấp, nên trẻ sơ sinh chủ yếu dựa vào lượng vitamin D dự trữ thu được qua rau thai để đáp úng nhu cầu cơ thể. Vì vậy, việc người mẹ thiếu vitamin D trong thời gian mang thai là yếu tố nguy cơ cao gây còi xương sớm ở trẻ sơ sinh.

- Chế độ ăn của trẻ thiếu cả vitamin D và canxi, tỷ lệ canxi/photpho thấp. Chế độ ăn nhiều phytat (có nhiều trong tinh bột), oxalat (có nhiều trong rau) và chất xơ cũng làm giảm hấp thu canxi.

- Trẻ suy dinh dưỡng: Một số công trình nghiên cứu cho thấy, còi xương không xảy ra riêng lẻ mà đi kèm với suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu máu. Trẻ suy dinh dưỡng thường hay rối loạn hấp thu các chất, kể cả vitamin D và muối khoáng; đồng thời thiếu hụt enzym chuyển hóa vitamin D. Ngược lại, tình trạng thiếu vitamin D cũng sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng cảm nhiễm với vi khuẩn, do đó tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ suy dinh dưỡng có nguy cơ còi xương cao hơn so với trẻ bình thường.

- Trẻ có cân nặng lúc đẻ thấp (dưới 2.500g) có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ có cân nặng lúc đẻ bình thường. Nguyên nhân là cơ thể không dự trữ đủ muối khoáng và vitamin D trong thời kỳ bào thai, đồng thời hệ thống men tham gia vào chuyển hóa vitamin D còn yếu.

- Có hội chứng kém hấp thu: Tình trạng thiếu vitamin D dễ xảy ra ở những trẻ có hội chứng này. Các bệnh tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan tắc mật đều có ảnh hưởng đến hấp thu vitamin D và tăng nguy cơ còi xương.

Để dự phòng còi xương:

- Trong thời gian có thai và cho con bú, người mẹ nên dành thời gian tắm nắng, đi dạo ngoài trời. Nên ăn uống hợp lý, chú ý thực phẩm giàu vitamin D, canxi để phòng tránh còi xương sớm cho trẻ từ trong bào thai và trong những tháng đầu sau đẻ.

- Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu , sau đó cho ăn bổ sung. Chú ý cho ăn dầu mỡ, thực hiện tô màu bát bột. Hằng ngày phải cho trẻ tắm nắng 5-10 phút để có đủ vitamin D.

- Bổ sung vitamin D 400 đơn vị/ngày cho trẻ đẻ non, đẻ thấp cân. Một trong những biện pháp phòng bệnh còi xương là tăng cường vitamin D vào thực phẩm cho bà mẹ và trẻ em.

(Theo VTV)

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

Nhậu nhiều dễ hư khớp háng

Nhiều người nhậu mọi lúc mọi nơi và hậu quả cũng vô số kể. Một trong số đó là tình trạng hư khớp háng do hoại tử chỏm xương đùi.

Nguyên nhân hàng đầu thay khớp háng ở người trung niên và trẻ hiện nay tại Việt Nam là do hoại tử chỏm xương đùi. Hoại tử chỏm xương đùi là tình trạng chết của xương do thiếu máu nuôi. Bệnh thường xảy ra trong độ tuổi 30-60, ở cả hai chỏm xương đùi với độ nặng khác nhau hay như nhau.

Bệnh xảy ra do các bệnh lý gây tắc những mạch máu nhỏ cung cấp máu cho chỏm xương đùi, ví dụ do các chất mỡ gây tắc mạch trên những bệnh nhân có tổn thương gan do rượu. Nguyên nhân có thể chia làm hai nhóm chính là có chấn thương hay không chấn thương.

Nguyên nhân do chấn thương như té gãy cổ xương đùi, trật khớp háng… Nguyên nhân không do chấn thương bao gồm uống nhiều rượu, bia, dùng corticoide liều cao kéo dài, bệnh lý giảm áp như những người thợ lặn sâu và trồi lên đột ngột, bệnh lý hồng cầu hình liềm, chạy tia xạ. Có khoảng 25% không rõ nguyên nhân là gì.

Đau khi đi đứng

Chưa rõ cơ chế

Trong số những nguyên nhân gây hoại tử chỏm xương đùi không phải do chấn thương thì tình trạng lạm dụng rượu và corticoide và nguyên nhân vô căn là nhiều nhất. Cho đến nay, cơ chế tại sao rượu lại gây hoại tử chỏm xương đùi vẫn không rõ.

Người ta cho rằng việc lạm dụng rượu có thể làm tăng lượng mỡ trong máu gây ra tình trạng thuyên tắc mỡ ở các động mạch nuôi chỏm xương đùi làm thiếu máu nuôi chỏm xương đùi khiến nó bị hoại tử. Lưu ý việc tăng cao lượng mỡ trong máu cũng có thể dẫn tới tình trạng viêm tụy cấp.

Triệu chứng thường là có cơn đau khởi phát đột ngột mà có lẽ do thiếu máu nuôi đột ngột. Tuy nhiên, thường bệnh nhân đã có tình trạng hoại tử chỏm trước đó. Cơn đau ngày càng nhiều khi xương chết làm xẹp chỏm xương đùi, đau khi đi đứng và giảm khi nghỉ ngơi.

Cơn đau xuất phát từ bẹn lan xuống mặt trong đùi, hoặc đôi khi cảm giác đau sau mông. Cơn đau làm hạn chế các vận động của khớp háng và khi khám thấy động tác xoay ngoài và xoay trong háng bị giảm trước. Đôi khi bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng gối và khiến nhiều bác sĩ chẩn đoán lầm.

Việc chẩn đoán thường dựa trên lâm sàng và X quang. Tuy nhiên ở giai đoạn sớm, X quang thường không phát hiện được mà cần tới phim MRI.

Khi đã có chẩn đoán, việc điều trị sẽ bao gồm thuốc kháng viêm giảm đau nhưng kết quả không khả quan mấy. Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật nhằm cứu vãn chỏm xương đùi. Động tác đơn giản nhất là khoan giải áp, phức tạp hơn có thể ghép xương xốp sau khi khoan, ghép mào chậu có cuống mạch hay xương mác có cuống mạch.

Nghĩa là bác sĩ sẽ khoan một đường hầm giải áp trong chỏm xương đùi, sau đó dùng một miếng xương có mạch máu nuôi đi theo đặt vào trong chỗ đường hầm với hi vọng chỏm xương đùi sẽ có máu nuôi và sống lại. Lý thuyết là như thế nhưng kết quả khá hạn chế. Tuy nhiên, người ta vẫn tiến hành vì mục tiêu cứu lấy chỏm xương đùi.

Thay khớp háng

Khi chỏm xương đùi đã hư hoàn toàn thì biện pháp cuối cùng để giải thoát cho bệnh nhân khỏi cơn đau và sự tàn phế là thay khớp háng. Thay khớp háng giúp bệnh nhân đi lại dễ dàng, không đau. Tuy nhiên, khớp háng nhân tạo không thể tốt hơn chỏm xương đùi thật, bệnh nhân sẽ không được phép ngồi xổm hay bắt chéo chân, nguy cơ có thể bị trật khớp háng mặc dù có nhiều nỗ lực nghiên cứu từ các hãng dụng cụ để giảm thiểu tình trạng này.

Thứ đến khớp háng nhân tạo có một tuổi thọ nhất định, sau một thời gian 10-15 năm khớp hư phải thay. Việc thay lại sẽ rất khó khăn và tốn kém do xương bị hư nhiều. Người mang khớp háng nhân tạo cũng giống như mang van tim nhân tạo phải tránh để bị nhiễm trùng ở da, răng, miệng hay những nơi khác, vì khi đó vi khuẩn sẽ bám vào khớp háng nhân tạo gây nhiễm trùng và như thế thì rất tồi tệ.

Vì những biến chứng trên mà các bác sĩ cố gắng kéo dài thời gian sử dụng chỏm xương đùi thật cho đến khi không còn cách nào khác mới thay. Ở nước ngoài việc thay khớp háng được bảo hiểm trả nhưng ở VN sẽ là một gánh nặng cho bệnh nhân vì giá khá cao. Tốt nhất có lẽ bớt nhậu để giảm nguy cơ hoại tử chỏm xương đùi.

(Theo TTO)

Nhậu nhiều – coi chừng hư khớp háng

Về khoản nhậu thì có lẽ dân Việt Nam là "Vô địch". Nhậu mọi lúc mọi nơi và hậu quả thì cũng vô số kể. Một trong số đó là tình trạng hư khớp háng do hoại tử chỏm xương đùi.

Nguyên nhân và triệu chứng

Hoại tử chỏm xương đùi là tình trạng chết của xương do thiếu máu nuôi. Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi từ 30-60, xảy ra ở cả 2 chỏm xương đùi với độ nặng khác nhau hay như nhau.Bệnh xảy ra do các bệnh lý gây tắc các mạch máu nhỏ cung cấp máu cho chỏm xương đùi, ví dụ tắc mạch do các chất mỡ gây tắc mạch trên những bệnh nhân có tổn thương gan do rượu.

Nguyên nhân có thể chia làm 2 nhóm chính là có chấn thương hay không chấn thương. Nguyên nhân do chấn thương ví dụ như: té gãy cổ xương đùi, trật khớp háng… nguyên nhân không do chấn thương bao gồm: uống nhiều rượu, bia, dùng corticoide liều cao kéo dài, bệnh lý giảm áp như những người thợ lặn lặn sâu và trồi lên đột ngột, bệnh lý hồng cầu hình liềm, chạy tia xạ và có khoảng 25% không rõ nguyên nhân là gì.

Triệu chứng thường là có cơn đau khởi phát đột ngột mà có lẽ là do thiếu máu nuôi đột ngột. Tuy nhiên, bệnh nhân thường đã có tình trạng hoại tử chỏm trước đó. Cơn đau ngày càng nhiều khi xương chết làm xẹp chỏm xương đùi, đau khi đi đứng và giảm khi nghỉ ngơi. Cơn đau xuất phát từ bẹn lan xuống mặt trong đùi hoặc đôi khi cảm giác đau sau mông. Cơn đau làm hạn chế các vận động của khớp háng và khi khám thấy động tác xoay ngoài và xoay trong háng bị giảm trước. Đôi khi bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng gối và khiến cho nhiều bác sĩ chẩn đoán lầm.

Chẩn đoán và điều trị

Việc chẩn đoán thường dựa trên lâm sàng và X-quang, tuy nhiên ở giai đoạn sớm, X-quang thường qui không phát hiện được, mà phải cần tới phim MRI mới cho phép thấy các tổn thương xương sớm.

Khi đã có chẩn đoán, việc điều trị sẽ bao gồm thuốc kháng viêm giảm đau nhưng kết quả không khả quan mấy. Có rất nhiều phương pháp mổ xẻ nhằm mục tiêu cứu vãn chỏm xương đùi, động tác đơn giản nhất là khoan giải áp, phức tạp hơn có thể ghép xương xốp sau khi khoan, ghép mào chậu có cuống mạch hay xương mác có cuống mạch, nghĩa là bác sĩ sẽ khoan 1 đường hầm giải áp trong chỏm xương đùi, sau đó sẽ dùng một miếng xương có mạch máu nuôi đi theo đặt vào trong chỗ đường hầm với hy vọng là chỏm xương đùi sẽ có máu nuôi và sống lại. Lý thuyết là như thế nhưng kết quả khá hạn chế. Tuy nhiên, người ta vẫn tiến hành vì mục tiêu cứu lấy chỏm xương đùi.

Khi chỏm xương đùi đã hư hoàn toàn thì biện pháp cuối cùng để giải thoát cho bệnh nhân khỏi cơn đau và sự tàn phế là thay khớp háng. Thay khớp háng giúp bệnh nhân đi lại dễ dàng, không đau. Tuy nhiên, việc gì cũng có mặt trái của nó. Điều đầu tiên là khớp háng nhân tạo không thể tốt hơn chỏm xương đùi thật, bệnh nhân sẽ không được phép ngồi xổm hay bắt chéo chân, nguy cơ có thể bị trật khớp háng mặc dù có nhiều nỗ lực nghiên cứu từ các hãng dụng cụ để giảm thiểu tình trạng này. Thứ đến khớp háng nhân tạo có một tuổi thọ nhất định, sau một thời gian 10-15 năm sau khớp hư thì phải thay lại. Việc thay lại sẽ rất khó khăn và tốn kém do xương bị hư nhiều. Người mang khớp háng nhân tạo cũng giống như mang van tim nhân tạo cũng phải tránh để bị nhiễm trùng ở da, răng, miệng hay những nơi khác, vì khi đó vi khuẩn sẽ bám vào khớp háng nhân tạo gây ra nhiễm trùng và như thế thì rất tồi tệ.

Vì những biến chứng trên mà các bác sĩ cố gắng kéo dài thời gian sử dụng chỏm xương đùi thật càng lâu càng tốt, cho đến khi không còn cách nào khác thì sẽ thay chỏm. Ở nước ngoài, bệnh nhân được bảo hiểm trả nhưng ở Việt Nam thì việc thay khớp háng sẽ là một gánh nặng cho bệnh nhân vì giá khá cao. Tốt nhất có lẽ nên… bớt nhậu để giảm bớt nguy cơ hoại tử chỏm xương đùi và cũng là một trong những cách tiết giảm chi tiêu trong tình hình khủng hoảng kinh tế như hiện nay.

(Theo SKDS)