Pages

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

Sa búi trĩ và cách chữa trị tận gốc

Sa búi trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom là căn bệnh rất hay thường gặp. Tùy mức độ sa búi trĩ là nhẹ hay nặng khác nhau mà người bệnh có thể lựa chọn cách chữa trị lòi dom khác nhau như: chữa sa búi trĩ bằng cách dân gian, dùng thuốc Tây y thuốc bôi kết hợp thuốc uống hoặc lựa chọn các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ điều trị bệnh trĩ dứt điểm (trong trường hợp sa búi trĩ nặng).

1.Sa búi trĩ (bệnh lòi dom)

Búi trĩ hay còn gọi là búi dom được hình thành do các tĩnh mạch ở trực tràng hậu môn bị phình gập gây nên hiện tượng phồng lên, chúng có thể xuất hiện ở trong hoặc là ở ngoài hậu môn.

Sa búi hay còn gọi là bệnh lòi dom trĩ  là hiện tượng mà búi trĩ lòi ra ngoài, sa xuống hậu môn khi người bệnh đi đại tiện hoặc trong trường hợp người bệnh vận động mạnh. Triệu chứng sa búi trĩ có thể dễ dàng nhận thấy sau một thời gian chảy máu hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Chúng không chỉ gây khó khăn khi đi lại, ngứa ngáy hậu môn mà còn có thể gây nhiễm trùng, làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng khi không được giải quyết sớm.

2.Dấu hiệu nhận biết dấu hiệu sa búi trĩ, lòi trĩ

2.1 Đối với sa búi trĩ nội

Sa búi trĩ nội hình thành và phát triển qua 4 giai đoạn tương uqwngs với 4 cấp độ dưới đây:
  • Ở cấp độ 1: Búi trĩ chưa được hình thành rõ ràng, hoặc đã hình thành nhưng chưa sa ra ngoài. Thường lúc này chỉ có hiện tượng chảy máu hậu môn.
  • Ở cấp độ 2: Sau mỗi lần đại tiện búi trĩ bắt đầu lòi ra ngoài, nhưng sau đó chúng có thể tự thụt vào được.
  • Ở cấp độ 3: Búi trĩ lòi ra ngoài sau khi đi cầu nhưng không thể tự co lên được nữa mà cần dùng tay đẩy vào.
  • Ở cấp độ 4: Búi trĩ lòi hẳn ra ngoài một cách thường trực ngay cả khi ho, ngồi xổm hay bưng bê vật nặng mà không nhét vào được nữa.
2.2 Đối với bệnh trĩ ngoại

Búi trĩ ở đây là các búi tĩnh mạch trực tràng, hình dạng ngoằn nghèo. Có thể nhận thấy ngay khi mới mắc bệnh với sự xuất hiện các mảnh da thừa ở hậu môn.

  • Ở giai đoạn nhẹ: Búi trĩ có thể xẹp xuống và có thể dùng tay ấn vào.
  • Ở giai đoạn nặng: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài và việc tác động không có tác dụng.
3. Cách chữa trị khi bị sa búi trĩ ra ngoài

Khi búi trĩ sa ra ngoài tùy từng tình trạng cụ thể với mức độ nặng nhẹ ra sao và mắc loại trĩ nào mà có cách điều trị hiệu quả nhất.

3.1 Đối với tình trạng sa búi trĩ ở cấp độ nhẹ

Bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc đặt, thuốc bôi hoặc kháng sinh giúp trợ mạch, kháng viêm, giảm sưng đau, giảm ngứa và giúp hỗ trợ đưa bệnh trĩ thụt vào bên trong hậu môn. 

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa trị sa búi trĩ bằng phương pháp dân gian như dùng: rau diếp cá, lá trầu không, cây hoa thiên lý, cỏ mần trầu, đu đủ xanh, lá vông...

Các bạn tham khảo thêm: Cách chữa lòi dom tận gốc tại nhà

Bên cạnh việc điều trị người bệnh cũng cần biết cách tự chăm sóc bằng cách:
  • Tránh kéo dài thời gian đi vệ sinh với thói quen đọc sách báo, dùng điện thoại,…
  • Dùng khăn ẩm sạch để lau hậu môn thay vì dùng giấy vệ sinh khô.
  • Chườm đá, đắp gạc lạnh lên hậu môn mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 10 phút để giảm sưng đau.
  • Khi bị sa búi trĩ cũng cần ngâm hậu môn bằng nước ấm hàng ngày sẽ rất tốt.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước và tránh thức ăn cay nóng, các chất kích thích và tăng cường vận động,… để hạn chế triệu chứng bệnh trĩ nặng thêm.

3.2 Điều trị tình trạng sa búi trĩ ở cấp độ nặng hơn

Búi trĩ lúc này sa ra ngoài khó khắc phục bằng phương pháp nội khoa. Hơn nữa, búi trĩ lòi hẳn ra ngoài còn ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, sinh hoạt của bệnh nhân và tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng, ung thư trực tràng – hậu môn,… Do đó, sa búi trĩ lúc này cần áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ như phương pháp cắt trĩ PPH, phương pháp cắt trĩ bằng sóng cao tần HCTP, phương pháp Longo... để đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.

Xem thêm: Những hình ảnh sa búi trĩ thường gặp

Theo cotripro.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét